Đương quy là vị thuốc có vị ngọt, cay, tính ôn trong Đông y giúp Bổ huyết, Nhuận tràng, chữa Kinh nguyệt không đều, tê nhức xương khớp … rất hiệu quả.
Đương quy là gì
Đương quy là thảo dược dược dùng nhiều trong Đông y có nguồn gốc Trung Quốc và được đưa về trồng tại Việt Nam từ khá sớm từ những năm 60 ở những địa phương có khí hậu mát mẻ và thường thích hợp với khu vực có độ cao thường trên 1000 m so với mặt nước biển như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu…hay gần đây được trồng nhiều ở Đà Lạt.
Về hình dáng sâm đương qui khá giống với sâm quy đá nhưng dễ dàng phân biệt được bằng mùi thơm và màu sắc bên ngoài.
Tác dụng của sâm đương quy
Sâm đương qui có Tên khoa học : Radix Angelicae Sinensis. Chủ yếu là hàng trồng thích hợp khi được trồng ở độ cao trên 1000 m so với mực nước biển
Công dụng của sâm đương quy theo khoa học hiện đại
Khoa học hiện đại nghiên cứu đương qui thấy rằng sâm có chứa nhiều tinh dầu và các loại vitamin rất tốt cho sức khỏe như Tinh dầu (0,02%), Glucose, Vitamin B12,coumarin, caroten…
Trong đó vitamin B12 rất quan trọng vìVitamin B12 cần thiết cho tất cả các mô có tốc độ sinh trưởng tế bào mạnh (mô tạo máu, ruột non, tử cung…).
Một số chế phẩm có bán trên thị trường có thành phần của đương quy như : Thập toàn đại bổ, Dưỡng não hoàn, Tứ vật thang, Vạn ứng cao, Hoạt huyết CM3…
Các nghiên cứu khoa học hiện đại đều chứng minh sâm đương qui có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết,, xương khớp điều hòa khí huyết, thông kinh, nhuận tràng. Dùng chữa các chứng bệnh: Suy nhược, thiếu máu, táo bón, cao huyết áp, kém ăn, ra mồ hôi nhiều, phụ nữ tắc kinh, hành kinh đau bụng
Tác dụng của đương quy
Bộ phận dùng
Rễ của cây đào vào cuối thu. Thường phải phân loại rễ xơ rễ rồi được chế biến dùng dạng tươi hoặc sấy để bảo quản để sấy đảm bảo Shop Rừng Vàng hiện đang sấy bằng máy sấy dược liệu chuyên dụng.
Cây đương quy tươi thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng.
Cũng có thể để nguyên cành lá để ngâm nguyên cả củ và thân, lá cây cũng rất tốt
Thường có ba cách chế biến đương quy và chia đương quy ra thành ba loại như sau:
- Quy đầu: là lấy một phần phía đầu, đường kính quy đầu 1,0 – 3,5 cm có tác dụng bổ huyết song lại thiên về tác dụng chỉ huyết
Quy thân: là bỏ đầu và đuôi đường kính quy thân và quy vĩ 0,3 – 1,0 cm - Quy vĩ: lấy phần rễ nhánh ngoài tác dụng bổ huyết, lại thiên về tác dụng hoạt huyết
Tùy bài thuốc mà sử dụng từng loại hoặc sử dụng đương quy nguyên củ sấy khô dùng đều được
Đương qui vị thuốc thường dùng trong Đông y
Tính vị: Loại thảo dược này có vị Ngọt, cay và ấm.
Qui kinh:Can, tâm và tỳ.
Công năng chữa bệnh: Bổ huyết, Nhuận tràng,chữa Kinh nguyệt không đều, Tê nhức xương khớp
Đây là thuốc đầu vị trong cách chữa bệnh của phụ nữ, đồng thời dùng nhiều trong các đơn thuốc bổ và thuốc chữa các bệnh khác.
Chủ yếu dùng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấỵ kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh.
Bài thuốc Đông y với sâm đương qui
- Thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu :
đương quy khô, bạch thược, xuyên khung, thục địa mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1thang sắc 3 bát để lại 1 bát, uống liền 3 – 4 tuần lễ đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, vô lực, da xanh xao, gầy còm :
Bài 1: đương quy 12g, hoàng kỳ 40g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ.
Bài 2: đương quy, nhân sâm (đảng sâm), bạch linh, bạch truật, bạch thược, thục địa mỗi vị 12g; xuyên khung 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ; hoặc dùng dưới dạng viên hoàn, uống dài ngày.
- Trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém, cơ thể gầy yếu, kém ăn, kém ngủ:
đương quy, viễn chí, cam thảo mỗi vị 4g; bạch truật, hoàng kỳ, bạch linh, hắc táo nhân mỗi vị 12g; đảng sâm, mộc hương mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang
- Trị chứng bế kinh, đau bụng kinh:
đương quy, sinh địa, ngưu tất, hồng hoa, xuyên khung mỗi vị 6g; chỉ xác 8g; sài hồ, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Trị các chứng xuất huyết:
đương quy, bồ hoàng, đại hoàng, hòe hoa, a giao mỗi vị 30g. Tất cả các vị thuốc đều tán sao, thêm mật ong làm hoàn, ngày 2 lần, mỗi lần 10g.
- Trị vấp ngã gây đau:
Đương quy 12g, tục đoạn 10g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 12g, địa hoàng 10g, vảy sừng hươu 2g, quế bột một thìa cà phê, nước vừa đủ, sắc uống nóng.
- Bài Tứ vật thang:
Dùng cho phụ nữ, chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược, đau ở rốn, khi đẻ xong, huyết hôi ra rỉ rả không ngừng, dùng: đương quy 12g, bạch thược 8g, thục địa 12g, xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
- Trị viêm tiền liệt tuyến:
Hạt quýt 15g, hạt vải 15g, đương quy 15g, thịt dê 50g. Nấu lên, ăn thịt, uống nước. Tuần ăn 2 lần hoặc lá hành 25g, đương quy 8g, trạch lan 5g. Sắc nước uống thay chè hằng ngày.
- Dưỡng huyết, tán hàn. Trị sinh xong, bụng bị đau do doanh huyết không đủ, sán khí do hàn.
Dương nhục 64g, Đương quy12g, Sinh khương 20g
Sắc uống (ăn luôn cả bã) lúc còn âm ấm.
Món ăn bài thuốc với đương quy
Do trong thành phần sâm có chứa tinh dầu, mùi vị rất thơm ngon, sâm quy còn được sử dụng trong chế biến các món ăn hằng ngày, vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có công dụng chữa bệnh
Tim lợn hầm đương quy món ăn chữa hôi nách công hiệu
Nguyên liệu:
- 1 quả tim heo
- 20g đẳng sâm
- 0,1 kg đương quy
- Rượu nếp
- 1 củ gừng
- Gia vị các loại
Cách nấu:
Bước 1: Tim lợn đem rửa sạch sẽ để ráo, bổ đôi tim lợn rồi trần qua nước nóng già. Sau khi trần với nước sôi thì tráng 1 lần với rượu nếp 40 độ để làm sạch hết mùi tanh, rửa sạch máu đọng lại trên tim.
Sau khi trần và làm sạch thì đem khứa tim thành nhiều phiến và để ráo.
Bước 2: Rửa sạch đẳng sâm và đương quy rồi nhét vào bên trong tim lợn đã làm sạch ở trên,Ghim kín bằng tăm tre
Bước 3: Cho tim heo vào nồi hầm, rắc lên phía trên vài lát gừng, hành, tỏi và thêm 1 chút rượu nếp.
Hầm với nhiệt độ cao đến khi tim heo chín mềm.
Khi tim heo đã chín, chúng ta lấy hết đương quy và đảng sâm bên trong ra rồi nêm nêm gia vị vừa ăn khi ăn thì ăn tim heo cùng với đương quy và đẳng sâm cho tăng công hiệu
Món gà ác hấp cách thủy giúp bồi bổ cơ thể
Nguyên liệu:
- 1 con gà ác khoẳng 200 g,
- đương quy : 30g
- hoàng kỳ : 30g,
- kỷ tử 15g
- 5 quả táo đỏ.
Cách nấu
Bước 1: trước tiên bạn làm sạch gà ác, mổ bụng bỏ nội tạng, rửa sạch.
Bước 2: Tiếp đến cho 3 nguyên liệu còn lại đã rửa sạch vào bụng gà và cho gia vị vừa ăn.
Bước 3: Đem gà nhồi thuốc này hấp cánh thủy đến khi nào chín mềm.
Khi gà chín, bạn bỏ bã thuốc, chỉ ăn thịt gà và uống nước canh. Ăn món ăn này liên tục mỗi tuần một lần và trong 3 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Bên cạnh đó còn giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra còn nhiều món ăn bài thuốc khác trong bài biết sau chúng tôi sẽ tổng hợp món ăn bài thuốc với đương qui
Ngoài ra lá non của cây đương quy có thể dùng để xào có mùi vị như mùi cần tây rất thơm ngon và bổ dưỡng
Kiêng kỵ và lưu ý khi sử dụng sâm đương quy
Đầu rễ có công dụng bổ máu hơn so với phần thân.
Phần cuối rễ tốt cho hoạt huyết.
Phần thân rễ: hoạt huyết và bổ máu.
Trong quá trình phối hợp đương qui với rượu có thể làm tăng tác dụng bổ máu.
Kiêng kỵ: Do đương qui có tính nhuận hoạt tràng nên những người bị viêm đại tràng thể hàn, phân thường xuyên nát, Nên không dùng đương qui cho các trường hợp thấp quá mức ở tỳ và vị và ỉa chảy hoặc phân lỏng.
Cách ngâm rượu đương quy
Cách ngâm rượu đương quy tươi
Ngâm tươi củ sâm quy thường giữ vẹn nguyên tinh chất của củ hơn cách ngâm rượu đương quy cũng rất đơn giản.
- Đương qui rửa sạch đất cát có thể ngâm nguyên củ hoăc ngâm cùng lá vừa đẹp mà tận dụng hết công năng của cả cây
- Tỉa bớt lá để ráo củ
- Rượu ngâm dùng rượu 40 độ
- Bình ngâm dùng bình thủy tinh
- Tỷ lệ ngâm 1kg ngâm 4 lít rượu
- Sau 100 ngày dùng tốt
Liều lượng dùng 15 – 20 ml trên ngày không dùng trong trường hợp bị đi ngoài, phân lỏng
Bài thuốc ngâm rượu đương quy
Bài 1: Tửu Đương quy (rượu đương quy):
- Lấy Đương qui đã thái thành lát, phun rượu cho đều, ủ qua, cho vào chảo đun nhỏ lửa, sao nhẹ đến khô, lấy ra để nguội.
- Tỷ lệ: Cứ 1kg Đương quy ngâm cùng 10 lít rượu.
- Ngâm 100 ngày dùng được
Bài 2: Nâng cao thể trạng, giúp ăn ngon, chữa mất ngủ, mệt mỏi
- Đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy mỗi thứ 60g.
- Ngâm với 5 lít rượu
- Ngâm sau 100 ngày thì dùng được
Bài 3: Tác dụng bổ dương lợi tiểu
Ba kích tím tửu: ba kích 18g, ngưu tất 18g, đương quy 20g, khương hoạt 27g, hạt tiêu 2g, thạch hộc 18g, sinh khương 27g ngâm cùng với 5 lít rượu.
Rượu đương qui màu hanh vàng, mùi thơm đặc trưng vị ngọt cay.
Giá bán đương quy
Giá sâm đương quy tươi bán như sau:
- Giá đương qui tươi xô: 120k/kg
- Sâm đương qui tươi chọn size to: 150k/kg
Giá sâm đương quy khô
- Sâm đương qui khô: 450k/kg – Hàng sấy sạch ngay tại Shop – hàng không có sẵn khách hàng liên hệ trước qua hotline: Mr Đạt: 0989 072 333 – MS Hằng: 098 678 0959 – Chú Đức: 090 414 0216.
Nơi bán sâm đương quy trồng
Một số lưu ý với khách hàng nên mua đương qui trồng vì đương quy rừng khan hiếm và dễ bị làm giả vì nhiều củ rừng hình dáng rất giống do vậy khi mua hàng nên yêu cầu người bán để cả lá và thân tránh cắt ngắn khó phân biệt
Tại cửa hàng Rừng Vàng hiện chỉ bán sâm đương quy trồng tự nhiên trên đất đồi của vùng Si Ma Cai – Lào Cai
Quý khách tại Hà Nội mua tại:
Công ty cổ phần Trúc Bạch
Địa chỉ: Ngõ 390 Trường Chinh – Quận Đống Đa – TP Hà Nội
Điện thoại: Mr Đạt: 0989 072 333 – MS Hằng: 098 678 0959 – Chú Đức: 090 414 0216
Website: https://chuoihotrung.vn/
Fanpage: Ba Kích – Táo Mèo – Chuối Hột